Chị Nguyễn Thị Hà – cán bộ khuyến nông xã Tân Tiến, thành phố Bắc Giang cho biết, thời gian gần đây, diện tích trồng huệ không ngừng tăng lên do hiệu quả kinh tế cây huệ mang lại cao hơn một số hoa màu khác. Hiện, toàn xã có khoảng 10 ha. Qua thời gian trồng, các hộ đã phát triển kinh tế và trở nên khá, giàu. Do đó, nhiều người tỏ ra rất phấn khởi coi đây là một trong những mô hình có hiệu quả và bền vững.
Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Văn Sơn, xã Tân Tiến. Lúc đầu gia đình chị trồng 1 sào, thu lợi nhuận cao nên chị tích lũy vốn và thuê thêm 4 sào ruộng chân vàn và vàn cao của các hộ trong thôn để trồng huệ. Sau 10 năm gắn bó với cây huệ, chị Hương đã có một căn nhà khang trang, với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
Chị Nguyễn Thị Hương đang bó hoa bán cho khách
Chị Hương cho biết, huệ là loại cây dễ trồng, sau 3 đến 4 tháng là bắt đầu cho thu hoạch, 2 tháng tiếp theo huệ cho bông ổn định và thời gian thu hoạch kéo dài đến cuối năm. Huệ trắng tương đối dễ trồng, được thị trường ưa chuộng nhưng muốn đạt hiệu quả kinh tế, người trồng phải có kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, đặt giống cho đến việc phòng trừ sâu bệnh. Trong khoảng thời gian cây cho bông, thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh, nếu phát hiện cây có triệu chứng bị sâu bệnh phải xử lý phun thuốc bảo vệ thực vật kịp thời để cho bộ lá đẹp và bông to đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.
Chị Hương cho hay, cứ vài ngày lại được cắt hoa một lần và một tháng được cắt khoảng 5-6 lần mỗi lần từ 2000- 3000 bông. Với giá bán buôn dao động từ 15.000- 18.000 đồng/chục bông. Đối với những hộ trồng đạt, sau khi trừ hết các chi phí, mỗi năm cũng lãi từ 15-20 triệu đồng/sào cao gấp nhiều lần so với cấy lúa và các cây rau màu khác.
Do đặc tính của cây huệ trắng thích hợp với chân đất vàn, vàn cao, không thích nghi với nền đất cũ nên muốn trồng lại cần phải thay đổi vị trí cũ, lên luống mới không trùng với luống cũ. Và cứ thế, sau một vài vụ lại quay về nền cũ, giống như luân canh. Để cho cây huệ phát triển tốt cho những bông hoa to đẹp thì chỉ thu hoạch hoa trong vòng một năm, sau đó thu hoạch củ và để giống cho năm sau. Củ giống đào lên để nơi mát mẻ và được xử lý trừ rệp sáp ngay từ ngoài đồng. Còn nếu trồng một vụ và thu hoạch cho nhiều năm, cây huệ phát triển kém, bông nhỏ không năng suất. Nhờ mạnh dạn áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên những năm gần đây bà con nông dân ở Tân Tiến đều được mùa huệ, thu nhập ngày càng ổn định.
Cây huệ trắng sống được trong các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa. Tuy nhiên, nông dân nên tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường, nắm vững kỹ thuật canh tác trước khi bước vào trồng huệ trắng để giảm thiểu rủi ro, từ đó giúp bà con trồng huệ trắng có thu nhập ổn định, bền vững. Để giúp nông dân phát huy thế mạnh từ trồng huệ, bà con trồng huệ ở xã Tân Tiến mong muốn được các cấp, ngành quan tâm hỗ trợ mở các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác, thị trường… giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
Liên hiệp hội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba ![]() Ban Chấp hành khóa IV ra mắt Đại hội ![]() GS. TSKH Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam phát biểu chỉ đạo Đại hội ![]() Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |